Để tránh tình trạng mòn răng chúng ta cần tìm ra gốc rễ, căn nguyên của nó. Nguyên nhân mòn răng dễ hiểu nhất là do tật nghiến răng, chải răng quá mạnh và quá nhiều. Axit cũng là thủ phạm nổi tiếng gây mòn răng và axit dễ tìm thấy trong thức uống như rượu, nước ngọt có ga, nước khoáng, một số thuốc viên vitamin C nhai, viên Aspirin nhai, các thuốc bổ chứa sắt. Nguyên nhân khác là yếu tố di truyền về loạn sản gây thiếu men, thiếu canxi làm men răng mỏng và bở. Những gia đình có yếu tố di truyền này đều bị răng nâu và xám đục, sớm mất men, răng mòn nhanh và dễ sâu răng.
Khi đã biết nguyên nhân của mòn răng, mỗi người có thể tự phòng ngừa để tránh căn bệnh này. Điều đầu tiên là tránh các đồ ăn dai cứng nhanh chóng làm mòn men răng. Tiếp theo là chọn bàn chải lông mềm mại, đánh răng nhẹ nhàng đúng cách. Để tránh axit , chúng ta không nên uống sữa hoặc nhai kẹo cao su loại không đường sau mỗi ăn. Bạn nên tập bỏ tật nghiến răng, hoặc tới nha sỹ để chỉnh nắn răng ngay ngắn, đúng khớp cắn. Hạn chế rượu và stress, tạo thói quen ăn uống những thực phẩm có ích cho răng miệng.
Khi bạn đã bị mòn răng , tùy thuộc độ tuổi, mức độ bệnh nặng nhẹ và diện tích lan rộng, nha sĩ sẽ dùng véc-ni fluoride hỗ trợ quá trình tái khoáng hóa, đeo máng nhai có kiềm như magnesium hydroxide, sodium bicarbonat, gel fluoride để xử lí khi trào ngược dịch vị. Bệnh nhân còn trẻ thường được dán răng bằng composite, nhựa, kim loại hoặc sứ để phục hồi khi mòn nhiều ở các mặt của răng dưới dạng chụp răng.
Mòn răng có nhiều giai đoạn cần chúng ta nhanh chóng kịp thời thay đổi thói quen và chữa trị đúng cách, để bảo đảm một cuộc sống mạnh khỏe và vui vẻ.
Nguồn: Kiến thức nha khoa