5 Nguyên Tắc Phòng Tránh Sâu Răng Cho Bé Yêu

Chăm sóc tốt răng miệng của mẹ từ lúc mang thai

Các bà mẹ thường chỉ quan tâm chăm sóc răng miệng khi trẻ đã mọc nhiều răng. Trên thực tế, một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh trong quá trình mang thai sẽ mang lại những tác động tích cực đối với sức khỏe răng miệng của thai nhi, vì chúng giúp loại trừ nguy cơ xuất hiện các vết nứt trên môi hay trong vòm họng của trẻ.

Chăm sóc răng miệng từ khi mang thai

Nếu người mẹ trong lúc mang thai bị bệnh sâu răng thì có thể dẫn đến trẻ sau sinh cũng sẽ dễ mắc bệnh sâu răng hơn.

Chế độ vệ sinh răng miệng phù hợp với độ tuổi của trẻ

Dù bé đã mọc răng hay chưa thì cha mẹ đều phải vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày. Điều này không những giữ vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho trẻ mà còn giúp trẻ phòng chống bệnh lý về răng rất tốt.

Nếu là trẻ sơ sinh và chưa có răng, các mẹ nên chú ý làm sạch nướu và lưỡi của trẻ bằng khăn mềm, vì dù không có răng, nhưng miệng lưỡi không sạch sẽ thì dễ ủ bệnh sâu răng khi trẻ lớn lên.

Khi răng đã bắt đầu mọc, bạn cần đánh răng cho trẻ hai lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, thì nên lựa chọn bàn chải khác nhau cho trẻ sử dụng. Nên chọn những loại bàn chải có đầu lông tròn để không làm đau nướu và có tay cầm rộng. Những loại kem đánh răng đặc biệt dành riêng cho trẻ em thường có độ ngọt và không chứa flour, an toàn cho sức khỏe vì các bé thường nuốt kem nhiều hơn là nhả chúng ra ngoài.

Chỉ uống nước lọc sau khi đã đánh răng vào ban đêm

Nước lọc là lựa chọn duy nhất sau khi trẻ đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chuẩn bị lên giường. Nếu trẻ có thói quen uống sữa hay nước ép trái cây vào ban đêm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng, là một trong những nguyên nhân khiến răng bị phá hủy nhanh chóng và nghiêm trọng nhất ở trẻ em, do đó bạn cần phải loại bỏ thói quen này ngay.

uống nước lọc sau khi đánh rang vào ban đêm

Chú ý đến những thực phẩm có lợi cho răng

Đường ăn thông thường (saccarose) là loại gây sâu răng nhiều nhất, tiếp đến là đường glucose, fructose, maltose… những chất này có rất nhiều trong những đồ ăn vặt hằng ngày của trẻ như bánh, kẹo, nước ngọt có ga…

Chú ý đến khả năng ăn nhai của trẻ

Các bậc phụ huynh nên tránh cho trẻ sử dụng quá nhiều các chất trên, nên cho trẻ ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng như canxi, vitamin… có trong các loại rau củ quả, phomat…để không chỉ giúp phòng bệnh sâu răng mà còn làm cho cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn.

Khám răng định kỳ cho trẻ

Các bậc phụ huynh ngày nay vẫn chưa thật sự có ý định dẫn trẻ đi khám răng định kỳ vì họ cho rằng trẻ em thì không cần thiết phải khám răng do còn nhỏ, bệnh lý về răng chưa có. Nhưng đó là quan điểm sai lầm và là sự thiếu sót rất lớn. Các chuyên gia khuyên rằng, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ phải tập cho trẻ có thói quen khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần, đây không chỉ là việc giúp trẻ có sự nhận thức về việc bảo vệ răng của mình, mà còn là cơ hội để bác sĩ thăm khám tình trạng răng của bé để điều trị nhanh chóng nếu phát hiện bệnh.

Khám răng định kỳ cho trẻ

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản nhất để giúp trẻ có được một hàm răng khỏe mạnh, và phòng tránh được bệnh sâu răng hiệu quả nhất.

 Nguồn: Kiến thức nha khoa

Thông tin liên hệ

Tel : 02363 705 972
Hotline : 0905 86 55 66
Email : phandinhchau72@gmail.com

Office: 212 Bế Văn Đàn, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng

Thư viện hình ảnh